5 Biến Chứng Thường Gặp Của Mổ Tán Sỏi Niệu Quản Bệnh Nhân Nên Biết

Trước khi đi vào phân tích về 5 Biến Chứng Thường Gặp Của Mổ Tán Sỏi Niệu Quản Bệnh Nhân Nên Biết thì chúng ta cần biết về các phương pháp Mổ, Tán sỏi thận hiện nay. Cụ thể :  

  • Phương pháp Nội soi tán sỏi ngược dòng qua đường niệu quản tên tiếng anh là Retrograde endoscopic lithotripsy: Đầu tiên các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu sẽ đặt Ống nội soi được luồn vào niệu đạo, qua bàng quang để lên niệu quản. Kế tiếp sử dụng năng lượng laser tán vụn viên sỏi và hút các mảnh nhỏ ra ngoài.
  • Phương pháp Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích tên tiếng anh là Extracorporeal shock-wave lithotripsy: phương pháp này chỉ áp dụng cho sỏi ở đoạn gần sát thận dưới 20mm. Nhờ tần số cao của sóng mà viên sỏi được tán vụn. Những mảnh sỏi nhỏ sẽ đào thải ra ngoài theo đường tiểu.
  • Phương pháp Tán sỏi qua da tên tiếng anh là Percutaneous removal of renal stones: Các bác sĩ khoa tiết niệu sẽ tiến hành gây mê toàn thân cho bệnh nhân, sau đó bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ qua da để đưa thiết bị phá vỡ sỏi vào trong bụng bệnh nhân. Đây được coi là phương pháp đắc lực thay thế cho mổ hở, ít xâm lấn, ít biến chứng, hiệu quả cao.
  • Phương pháp Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi có tên tiếng anh là Retroperitoneal laparoscopic: Các bác sĩ khoa tiết niệu sẽ tiến hành gây mê toàn thân cho bệnh nhân, đồng thời với phương pháp này các bác sĩ sẽ cần phải mở ít nhất là 3 đường hầm nhỏ từ lưng hông của bệnh nhân, thông qua đó rạch mở ống niệu quản của bệnh nhân để gắp sỏi ra ngoài.
  • Phương pháp Mổ hở có tên tiếng anh là Open surgery: phương pháp này hiện nay vẫn còn áp dụng rất phổ biến để chuyên dùng mổ lấy những viên sỏi có kích thước từ 15mm trở lên. Với sỏi niệu quản có kích thước từ 15mm trở lên thì bắt buộc can thiệp bằng phương pháp mổ hở vì tránh hiện tượng rách niệu quản, tràn nước tiểu trong bụng bệnh nhân vì viên sỏi quá to, thao tác khó khăn, rất dễ làm rách niệu quản.

Mặc dù phương pháp Tán sỏi niệu quản rất nhanh và hiệu quả như vậy nhưng không phải ca phẫu thuật nào cũng thành công, điều đó phụ thuộc vào tay nghề, trình độ của các bác sĩ phẫu thuật khoa tiết niệu. Cho dù ca phẫu thuật thành công nhưng về sau vẫn không có gì đảm bảo thận bệnh nhân không tiếp tục hình thành sỏi, đồng thời còn để lại những biến chứng hậu phẫu thuật ở mổ tán sỏi niệu quản. Sau đây là 5 Biến Chứng Thường Gặp Ở Mổ Tán Sỏi Niệu Quản mà bệnh nhân cần biết để quyết định xem có nên mổ, tán sỏi hay không hoặc lựa chọn phương pháp tán sỏi hiệu quả, phù hợp với chi phí. Để biết rõ và dự trù về khoản chi phí tán sỏi thận bạn đọc có thể tham khảo bài viết Chi phí tán sỏi bao nhiêu tiền?

Tùy theo phương pháp mổ sỏi niệu quản mà người bệnh có thể trải qua một số biến chứng hậu phẫu.

  • Tán sỏi ngoài cơ thể: phương pháp này ít khi có biến chứng. Và rủi ro chỉ xảy ra khi dùng phương pháp này để tán các sỏi lớn, đó là đau, sốt, đi tiểu ra máu, tắc nghẽn đường tiểu gây ứ nước tại bể thận, thậm chí là vỡ thận, vỡ gan hoặc lách, vì các sóng laze kích điện để phá viên sỏi với thời gian đủ lâu để làm vỡ thận, vỡ gan, lách.
  • Tán sỏi qua da: phương pháp này tiềm ẩn các nguy cơ gồm nhiễm trùng, chảy máu, rò thủng đường tiểu và thủng các cơ quan lân cận. Và mức độ thành công còn phụ thuộc vào kỹ thuật của các bác sĩ khoa tiết niệu do đó bệnh nhân cần phải thực hiện tại địa chỉ bệnh viện uy tín, đáng tin cậy để tránh biến chứng về sau.
  • Nội soi tán sỏi ngược dòng qua niệu quản: Phương pháp này thì nếu bị nhẹ sẽ gây tổn thương niêm mạc niệu quản, còn nặng sẽ gây thủng niệu quản; chảy máu nhưng hầu như rất đáng kể; có thể bị nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng; hẹp niệu quản (có thể phải tạo hình niệu quản sau phẫu thuật và phát sinh chi phí).
  • Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi: Phương pháp nội soi ít xâm lấn và khá an toàn, tuy nhiên chi phí cho ca phẫu thuật khá cao thường dao động từ 30-40 triệu đồng trọn gói chi phí, và trong một số ít trường hợp có thể gây chảy máu, bầm tím hoặc rò nước tiểu.
  • Mổ hở: phương pháp này cũng có những rủi ro nhất định giống như các phẫu thuật mổ hở tại những vị trí khác, phổ biến nhất là chảy máu, nhiễm trùng vùng mổ, rách hay tổn thương các cơ quan xung quanh (đặc biệt là thận), tụ dịch, áp xe tồn dư, rò nước tiểu, suy thận, giảm sút sức khoẻ, thời gian lâu liền vết thương, phục hồi lâu.

Cho dù các biến chứng trên ở mỗi phương pháp sẽ là khác nhau nhưng biến chứng cố hữu đa số bệnh nhân gặp phải đó chính là hẹp niệu quản sau mổ. Vì vậy, sau khi mổ lấy sỏi một lần thì đa số các bệnh nhân sẽ phải mổ thêm lần nữa để nới rộng hoặc tạo hình lại niệu quản tránh viện bị xoắn niệu quản, ứ tắc thận.

Tuy nhiên, việc đáng sợ nhất cũng là nỗi ám ảnh của các bệnh nhân đi mổ, tán sỏi thận thì phải kể đến việc chảy máu, có thể xảy ra ngay khi vừa mổ hở hoặc chảy máu thứ phát sau 5 – 12 ngày khi rạch phải nhu mô thận còn dày.

Bên cạnh đó, một biến chứng sau mổ sỏi niệu quản khác cần được lưu tâm là rò nước tiểu. Rủi ro này thường xảy ra do các mảnh sỏi vẫn còn sót lại hoặc nhu mô thận bị hoại tử. Nếu không xử lý sớm, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu và tái phát sỏi.

Trên đây là 5 biến chứng thương gặp nhất ở mổ tán sỏi niệu quản để quý bệnh nhân biết và có quyết định lựa chọn phương pháp phù hợp, địa chỉ tán sỏi tin cậy.

Ngoài ra, bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm tận gốc sỏi thận có kích thước dưới 20mm bằng uống thuốc đông y, thuốc nam gia truyền. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc chữa trị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang bằng Thuốc Nam Sắc Uống gia truyền Vũ Trọng. Chúng tôi thấy rằng kết quả điều trị lâm sàng cho thấy đến 80% bệnh nhân uống thuốc của chúng tôi từ ít nhất 1 đến 3 liệu trình đều có kết quả hồi phục nhanh, tan mòn sỏi. Có đến 10% bệnh nhân chưa đạt kết quả như mong đợi vì nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, vị trí địa lý v.v..

Thông tin chi tiết về bài thuốc gia truyền thuốc trị sỏi thận quý bệnh nhân tham khảo tại đây.

Đánh giá bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *