Sỏi Niệu Quản Gây Đau Đớn Và Nguy Hiểm Ra Sao?

Sỏi niệu quản, Sỏi bàng quang, Sỏi tiết niệu là chứng bệnh rất thường gặp ở Nữ giới khi bước vào độ tuổi trung niên giai đoạn từ 35 đến 50 tuổi. Tại Việt Nam hằng năm tỷ lệ gia tăng thêm người mắc bệnh sỏi thận từ 2-4%. Trong đó, theo số liệu nghiên cứu mới nhất từ BYT cho thấy sỏi tiết niệu chiếm khoảng 6-9% dân số. Trong đó sỏi niệu quản chiếm 35-40% tổng số sỏi đường tiết niệu.

Sỏi niệu quản là loại sỏi sẽ gây ra những cơn đau quắt vùng thận cho người bệnh, và để lại nhiều biến chứng sau này nếu không kịp thời chữa trị. Sỏi to dần sẽ theo ngày tháng sẽ gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu và gây suy thận do nước tiểu bị lắng đọng tại thận.

Sỏi niệu quản là sỏi đã được hình thành ở bể thận, nhưng khi viêm sỏi to khoảng 5mm thì gây ra những triệu chứng đau viêm, người bệnh siêu âm biết được nên đã dùng thuốc để điều trị, bào mòn sỏi. Khi viên sỏi được bào mòn, nhỏ lại, sẽ theo đường nước tiểu chảy xuống bàng quang để bài tiết ra ngoài, nhưng ống niệu quản của chúng ta có độ lớn khoảng 2-4mm nên viên sỏi bị kẹt lại ở vị trí ống niệu quản hẹp hơn, từ đó tiếp tục hấp thụ những chất tạo thành sỏi to hơn.

 

  1. Mục Lục

    Sỏi niệu quản có mấy loại?

Dựa theo kích thước và vị trí thì trên lâm sàng y khoa chia sỏi niệu quản theo vị trí giải phẫu, cụ thể là sỏi niệu quản được chia thành sỏi 1/3 dưới, sỏi 1/3 giữa và sỏi 1/3 trên.

  1. Nguyên nhân hình thành Sỏi niệu quản

Có đến khoảng 85% Sỏi niệu quản được tạo thành là do sỏi ở bể thận rơi xuống và 15% là tại niệu quản. Nhưng trường hợp sỏi tự hình thành ở niệu quản thì hiếm gặp và hầu như là ít thấy, trừ khi ống niệu quản bị viêm, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động gây kết tủa.

Ngoài ra thì 4 nguyên nhân gây sỏi niệu quản phổ biến được phát hiện cho thấy rằng :

Thứ nhất, do hậu quả của một số bệnh lý nền làm giảm hệ thống miễn dịch, bài tiết ở vùng thận như bệnh Gút, bệnh tuyến giáp, tuyến cận giáp, bệnh lao, bệnh rối loạn chuyển hóa canxi , bệnh về xương khớp…

Thứ hai, do chế độ ăn uống, sinh hoạt chủ yếu hình thành sỏi như thói quen uống ít nước, hay nhịn tiểu, lười vận động, ngồi nhiều, ăn uống bổ sung quá dư thừa Vitamin C…

Thứ ba, do các dị dạng, nhiễm khuẩn sau giải phẫu tại niệu quản làm tăng nguy cơ ứ đọng nước tiểu, tạo kết tủa sỏi. Các bệnh lý bất thường cần phẫu thuật như : hẹp niệu quản, niệu quản đôi, niệu quản phình to, niệu quản đi sau và bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới, polyp niệu quản…

Thứ tư, do cơ địa từng người, nguồn nước nhiều đá vôi, canxi, di truyền gia đình…

  1. Đối tượng nào dễ mắc sỏi niệu quản?

Sỏi niệu quản nói riêng, sỏi thận nói chung là bệnh lý phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, cứ khoảng 15-20 người thì lại có 2-3 người bị sỏi đường tiết niệu và cứ khoảng 10 người bị sỏi đường tiết niệu thì có đến 4-5 người bị sỏi tái phát trong vòng 5 năm. Vậy đối tượng nào thì dễ mắc bệnh sỏi thận?

Trước đây, nam giới có tỷ lệ mắc sỏi cao hơn nữ giới. Nhưng hiện nay thì tỷ lệ nữ giới mắc sỏi thận vượt qua nam giới khoảng 1-2%. Cụ thể :

  1. Nhân viên, Công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp với thời gian tăng ca nhiều, môi trường nóng bức, uống ít nước. Cơ thể thường thoát nhiều mồ hôi, nước tiểu thường có màu vàng. Đây chính là một dấu hiệu ban đầu cho thấy thận làm việc quá sức, bài tiết kém, tạo cơ hội thuận lợi thúc đẩy việc lắng đọng tạo sỏi.
  2. Nhân viên văn phòng, lái xe, tài chính ngân hàng là nhưng đối tượng ngồi nhiều, ít uống nước hay nhịn tiểu thường xuyên.
  3. Người dân sinh sống ở các vùng núi đá vôi, nước uống có nhiều tinh thể, canxi, nước nhiều tạp chất bẩn, không sử dụng nước qua hệ thống lọc.
  4. Người bị mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa như : Gút, bệnh lý tuyến giáp – tuyến cận giáp…
  5. Người bị hạn chế vận động như người bị bệnh yếu liệt nằm một chỗ, các trường hợp bị chấn thương xương khớp, giảm, mất khả vận động
  6. Người có bệnh lý bất thường trên đường tiết niệu phải can thiệp bằng phẫu thuật như hẹp niệu quản, niệu quản đôi, niệu quản bắt chéo sau tĩnh mạch chủ dưới…
  7. Một số trường hợp có những bất thường về đường tiểu, gây tiểu tiện khó như U phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang v.v..
  8. Sỏi niệu quản gây ra triệu chứng gì?

Triệu chứng thường gặp ở sỏi niệu quản ở phần lớn bệnh nhân rất điển hình đó là cơn đau thắt quặn thận, bí tiểu, tiểu buốt.

  • Đái ra máu : có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc bằng xét nghiệm.       
  • Đái rắt, đái buốt thường gặp sỏi ở niệu quản ngay sát bàng quang.
  • Dấu hiệu chạm thận, bập bềnh thận, nếu thận phình to.

Thêm vào đó, người bị bệnh còn bị sốt, tiểu đục khi có viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nếu có sỏi hai bên hoặc sỏi thận một bên, sỏi ở niệu quản thì nhanh chóng ảnh hưởng toàn thân, gây ra urê máu cao, thiểu niệu hoặc vô niệu.
Nếu sỏi được hình thành tại niệu quản không phải do rơi xuống từ bể thận thì sẽ thường không có triệu chứng cơn đau quặn thận, nhưng khi viên sỏi to dần làm giãn niệu quản thì bệnh nhân sẽ bị các triệu chứng kể trên. Vì vậy bạn hãy nên đi khám siêu âm định kỳ để kiểm tra sức khỏe.

4. Chuẩn đoán sỏi niệu quản bằng biện pháp nào?

Sỏi niệu quản được chẩn đoán dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng. Trong lâm sàng, bệnh nhân có các triệu chứng như đã phân tích ở trên, phần lớn các trường hợp bệnh nhân sẽ có cơn đau quặn thận. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác giúp cho bác sĩ đưa ra chẩn đoán từ ban đầu, từ đó sẽ có thêm thăm khám cận lâm sàng phù hợp, giúp chẩn đoán xác định. Những cận lâm sàng thường dùng để chẩn đoán bệnh bao gồm:

Siêu âm ổ bụng – siêu âm hệ tiết niệu

Siêu âm thường là cận lâm sàng đầu tay để giúp chẩn đoán bệnh. Sỏi được xác định bằng hình ảnh tăng âm kèm bóng cản trên đường đi tương ứng của niệu quản. Phương pháp này có độ tin cậy rất cao, chính xác đến 95%.  Giúp nhìn thấy các hình ảnh viên sỏi rõ ràng.

X-quang hệ tiết niệu

Cùng với siêu âm ổ bụng – siêu âm hệ tiết niệu thì chụp x-quang hệ tiết niệu là cận lâm sàng quan trọng. X-quang dễ thực hiện giúp bác sĩ có được những thông tin quan trọng về vị trí, kích thước, số lượng, hình thái viên sỏi. Phương pháp cho kết quả chính xác tương tự như siêu âm ổ bụng.

Xét nghiệm máu

Công thức máu, sinh hóa máu nhằm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, chức năng thận. Phương pháp này không hiệu quả và thiếu tin cậy, vì chưa đủ yếu tố xác định rõ trong thận có hình thành sỏi không.

Xét nghiệm nước tiểu

Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, một số thông số nước tiểu khác. Nhưng phương pháp này kém hiệu quả vì chưa thể kết luận được sỏi niệu quản có hình thành không.

Cắt lớp vi tính hệ tiết niệu

Áp dụng trong những trường hợp sỏi nhỏ, sỏi không cản quang, hoặc những trường hợp suy thận creatinin máu tăng cao không chụp được UIV thì chỉ định chụp cắt lớp vi tính không có thuốc cản quang. Phương pháp này mang tính chất tương đối dựa trên những bệnh nhân đã từng có bị sỏi thận để đoán biết.

5. Sỏi niệu quản gây ra các biến chứng nào?

Sỏi niệu quản nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn tới tử vong như suy thận cấp, các bệnh lý khác liên quan đến việc thận có chức năng bài tiết kém. Tùy vào tình trạng sỏi, chức năng thận của từng bệnh nhân mà sự ảnh hưởng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp do sỏi gây nên.

  1. Suy thận cấp: Có thể gây ra tình trạng suy thận cấp trong một số trường hợp như: Sỏi 2 bên; sỏi / thận duy nhất; sỏi niệu quản / thận bên còn lại giảm chức năng…
  2. Ứ mủ thận
  3. Ứ nước thận
  4. Suy thận từ từ, lâu dần có thể dẫn tới thận mất chức năng.
  5. Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận

6. Biện pháp điều trị sỏi niệu quản trong y khoa

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm như :

a. Điều trị bằng Tây Y :

  1. Điều trị nội khoa tích cực tống sỏi: Được chỉ định với những trường hợp sỏi nhỏ, chưa gây biến chứng. Thường được chỉ định với những sỏi 5-6mm trở xuống; sử dụng các thuốc tăng bài niệu, tăng tống xuất sỏi.
  2. Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống cứng : Thường chỉ định với những sỏi 1/3 dưới, 1/3 giữa.
  3. Nội soi tán sỏi bằng ống mềm: Chỉ định với những trường hợp sỏi đoạn cao; sỏi khúc nối niệu quản bể thận; sỏi 1/3 trên kèm sỏi thận, kích thước sỏi không quá lớn.
  4. Tán sỏi ngoài cơ thể: Thường chỉ định với sỏi đoạn cao, sỏi không quá cứng; sỏi không vướng khung xương che chắn…
  5. Tán sỏi qua da: Chỉ định với những trường hợp sỏi đoạn cao; sỏi niệu quản kèm sỏi thận phức tạp…
  6. Phẫu thuật mổ nội soi lấy sỏi
  7. Mổ mở lấy sỏi: Hiện nay ít chỉ định
  8. Uống thuốc Tây để bào mòn, tan sỏi.

Ưu điểm của phương pháp Tây y hiện đại là có thể lấy toàn bộ sỏi ra bên ngoài, với thời gian nhanh sau khi bác sĩ phẫu thuật xong.

Nhược điểm của Tây y đó chính là với viên sỏi to trên 10mm thì các phương pháp phẫu thuật không gây đau đớn như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da là không thể làm được. Do đó phải sử dụng phương pháp phẫu thuật để mổ lấy sỏi. Phương pháp này gây ra đau đớn cho bệnh nhân sau khi hồi phục, mất máu, có thể bị viêm nhiễm vết mổ, sức khoẻ có thể giảm sút và vết mổ lâu liền sẹo, bệnh nhân phải kiêng kỵ thời gian dài để tránh cho nhiễm trùng, lồi sẹo vết mổ. Đồng thời chức năng của thận sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, do phải phẫu thuật bổ đôi quả thận ra để gắp sỏi thận, rạch ống niệu quản để lấy sỏi. Với vết mổ như vậy thì thời gian để trở thành bình thường là 3-4 năm. Nhưng nếu sau khi điều trị Tây y thì sỏi vẫn hình thành, bệnh nhân sẽ khó có thể mổ phẫu thuật ở những lần tiếp theo vì sức khoẻ, tuổi tác, vết mổ nhiễm trùng.

b. Điều trị bằng Đông y

Sỏi thận, Sỏi niệu quản, Sỏi bàng quang với kích thước sỏi đến 20-30mm vẫn dùng thuốc Đông y điều trị và đạt kết quả cao và được đa số bệnh nhân tin dùng. Tuy nhiên người bệnh chưa thực sự hiểu rõ về căn nguyên, tác dụng của từng loại thuốc chữa sỏi thận. Dẫn đến hiện nay trên thị trường bán tràn lan thuốc viên nang trị sỏi thận của Đông y được bào chế thành Tây y.

Theo kinh nghiệm chữa bệnh bằng Thuốc Nam của Lương y Vũ Trọng nhận định rằng thuốc Đông y viên nang điều trị sỏi thận chỉ có tác dụng nhất định là làm bào mòn sỏi, tuy nhiên công dụng không thực sự hiệu quả và đạt tỷ lệ thấp bởi cùng một bài thuốc cổ phương nhưng nếu anh chỉ lấy tinh chất hoá học của dược liệu để phối hợp thành viên thuốc thì nó chẳng có nhiều tác dụng. Nếu nếu thuốc sắc uống, tán bột làm hoàn thì có dược liệu phải sao vàng hạ thổ, hoặc tẩm mật ngâm rượu mới cho ra một bài thuốc hữu hiệu. Bên cạnh đó mỗi loại sỏi, vị trí sỏi khác nhau sẽ gia giảm liều lượng và bài thuốc khác nhau để đạt kết quả tốt chứ không thể trị bằng một bài thuốc đại trà làm viên nang bày bán quảng cáo bát nháo trên thị trường hiện nay. Nên chữa bệnh bằng Thuốc Sắc uống nhất là Thuốc Nam, Đông y mới có kết quả tốt nhất trong điều trị bất kể bệnh nan y gì.

Xuất phát từ những kinh nghiệm điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang bằng Đông y gia truyền. Thuốc Nam Vũ Trọng đã căn cứ và chia sỏi thận thành 4 cấp độ sau :

  • Sỏi nhỏ : kích thước dưới 3mm
  • Sỏi vừa : kích thước từ 4m đến 6mm
  • Sỏi to : kích thước từ 7mm đến 9mm
  • Sỏi khá to : kích thước trên 10mm.

Với những loại sỏi kể trên thì sẽ được dùng những loại thuốc được bào chế, gia giảm liều lượng để bệnh nhân sắc uống. Do đó, không có một công thức chung nhất cho nhiều loại sỏi để chỉ dùng một bài thuốc cố hữu được. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm, làm thuốc của mỗi nhà.

Với sỏi nhỏ và vừa bệnh nhân có thể dùng thuốc Tán bột để pha uống. Có tác dụng bào mòn sỏi, tiêu sỏi. Nhưng thời gian điều trị sẽ lâu hơn khi bệnh nhân dùng thuốc Nam sắc uống.

Với sỏi to và khá to bắt buộc bệnh nhân phải dùng thuốc Nam sắc uống để điều trị với kết quả tốt nhất.

c. Điều trị dứt điểm sỏi niệu quản bằng Thuốc Nam sắc uống

Đông y gia truyền Thuốc Nam Vũ Trọng chính là sự kế thừa tinh hoa các bài thuốc Đông y gia truyền của Đại danh y Vũ Gia nổi tiếng khắp vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam v.v.. Trung Hoa rộng lớn. Bài thuốc Bát Tiên Trảm Thạch Tiêu Bang Sỏi được lương y Vũ Trọng kế thừa với 18 vị thuốc bí truyền chữa dứt điểm sỏi thận gồm sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, giãn đài bể thận, viêm ứ nước bể thận. Kết quả điều trị lâm sàng trong 100 bệnh nhân cho thấy đạt tỷ lệ 80% bệnh nhân khỏi dứt điểm. Chỉ có 10% bệnh nhân có tiến triển tốt cần điều trị lâu dài. Và 10% bệnh nhân không có tác dụng với thuốc.

Bệnh nhân khi uống đủ 1 liệu trình là 15 thang Bát Tiên Trảm Thạch Tiêu Bang Sỏi sẽ thấy kết quả rất hiệu nghiệm. Với những bệnh nhân có sỏi nhỏ thì thường uống 5 thang là có thể ra sỏi. Bệnh nhân có sỏi vừa thì uống 10 thang, còn bệnh nhân có sỏi to thì uống hết 15 thang. Sau khi uống đủ 1 liệu trình 15 thang bệnh nhân có thể đi siêu âm để có kết quả đánh giá chính xác nhất về tình trạng bệnh. Với mỗi thang thuốc bệnh nhân uống trong 2 ngày. Do đó với phương pháp điều trị bệnh sỏi thận bằng Đông y gia truyền Thuốc Nam Vũ Trọng thì rút ngắn tối đa thời gian chữa bệnh cho bệnh nhân. Bệnh nhân không phải khổ sở uống thuốc bằng lá cây ròng rã hàng năm trời chỉ với hy vọng có thể mòn sỏi chứ đừng nói gì đến việc ra sỏi.

7. Cách thức phòng ngừa bệnh Sỏi thận

Bệnh sỏi thận nói chung cũng như sỏi niệu quản nói riêng đều là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng chế độ ăn uống sinh hoạt, làm việc hợp lý, thể dục thể thao lành mạnh dựa trên những yếu tố hình thành sỏi mà Thuốc Nam Vũ Trọng đã nêu trên.

a. Một số biện pháp không dùng thuốc đó là :

  1. Tăng lượng nước uống hàng ngày. Nếu điều kiện sức khỏe người bệnh không cần hạn chế uống nước; bệnh nhân nên cố gắng uống nhiều nước, mỗi ngày khoảng 2~3 lít nước chứ không đợi đến lúc khát nước mới uống.
  2. Chế độ ăn uống không nên quá hạn chế Canxi. Nên ăn các sản phẩm từ đậu nành và các sản phẩm sữa và làm từ sữa như pho mát; sữa chua, đậu phụ. Lượng canxi người lớn nên từ 800 ~ 1200mg / ngày. Nếu thiếu canxi gây ra loãng xương, dẫn đến các bệnh về xương khớp, tuyến giáp và hình thành sỏi thận.
  3. Nên hạn chế ăn nhiều muối: muối có thể làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu. Vì vậy mỗi ngày ăn uống chú ý không quá 5g muối.
  4. Nên ăn nhiều rau của quả, ngũ cốc thô và thức ăn chứa xenluloza (cellulose). Ngay cả các loại rau chứa hàm lượng axit oxalic cao như cải bó xôi; tỏi tây và các loại rau khác để ngăn ngừa sự hình thành sỏi.
  5. Thể dục các bài vận động thích hợp: có tác dụng bài sỏi nhỏ. Tuy nhiên không được vận động quá sức làm mất nước dẫn đến nồng độ nước tiểu đặc; kiểm soát cân nặng: béo phì dễ tạo thành sỏi, người béo bì nên giảm cân và có chế độ ăn kiêng hợp lý. Vì béo phì là dấu hiệu báo hiệu sự dư thừa chất trong cơ thể.
  6. Định kỳ nên đi kiểm tra khám sức khỏe : siêu âm hệ tiết niệu đình kỳ hàng năm, mỗi năm một lần.

b. Điều trị bằng thuốc :

Sử dụng thuốc Đông y sắc uống để điều trị tận gốc rễ của sỏi, tái tạo bộ máy lọc thận, chống giãn ứ nước bể thận. Như đã biết thì dùng thuốc Tây không thể nào chữa tận gốc được căn nguyên của chứng bệnh do đó nếu sử dụng Tây y thì vẫn cần phải điều trị bằng Đông y. Trong trường hợp cơn đau thận cấp tính thì sử dụng thuốc Tây là cứu cánh hữu hiệu, nhưng trong điều trị lâu dài, cần thời gian phục hồi thì bạn cần sử dụng đến Thuốc Nam để uống.

8. Những trường hợp đặc biệt hình thành Sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản ở phụ nữ có thai.

Đây là một tình huống lâm sàng khiến bác sĩ cần phải cân nhắc rất nhiều giữa mức độ ảnh hưởng của sỏi, tình trạng thai nhi, khả năng sử dụng thuốc… Kháng sinh nhóm quinolon được coi là kháng sinh đường niệu – tuy nhiên nhóm kháng sinh này lại không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai… Sỏi ở phụ nữ có thai cũng là tình huống khá đau đầu khi phải quyết định can thiệp ngoại khoa hay điều trị nội khoa, lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả và ít ảnh hưởng tới thai nhi

Sỏi niệu quản 2 bên; sỏi niệu quản trên thận đơn độc; sỏi niệu quản trên thận chính…

Đây được coi là những tình huống cấp cứu niệu khoa, cần phải theo dõi đặc biệt và xử trí sớm, kịp thời.

Sỏi ở bệnh nhân ghép thận

Đây là tình huống cần phải xử trí rất tinh tế; xử trí cấp cứu.

Sỏi ở bệnh nhân bàng quang tân tạo

Việc lựa chọn can thiệp cần tính tới các tình huống không thể can thiệp được ngược dòng; cần can thiệp xuôi dòng; hoặc chuyển phương pháp khác…

Ở bệnh nhân có niệu quản ra da, bệnh nhân có chuyên lưu nước tiểu theo các phương pháp khác nhau… Việc xử lý sỏi cũng có nhiều chiến lược khác nhau.

9. Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị Sỏi thận, Sỏi niệu quản

Trong quá trình thực hành lâm sàng, tôi gặp rất nhiều những tình huống bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận được điều trị chưa đúng cách và ỷ y để lâu khiến cho viên sỏi hình thành to dần. Bệnh nhân đa số bị sỏi thận thì uống một vài lọ thuốc tây hoặc Đông y viên nén uống với hy vọng bào mòn sỏi, thải sỏi, viên sủi bọt v.v.. nhưng 6 tháng đến 1 năm đi khám lại thì viên sỏi lại to dần, bị kẹt ở niệu quản, gây ra cơn đau quắt thận. Hoặc bệnh nhân sau khi bị sỏi thận lên mạng tìm kiếm thông tin điều trị sỏi thận bằng phương pháp dân gian như lá đu đủ xanh, lá trầu bà, lá mơ chữa sỏi, kim tiền thảo v.v.. nhưng uống một thời gian vẫn không có kết quả thậm chí viên sỏi càng to hơn trước.

Do đó, khi phát hiện bệnh nhân bị sỏi thận thì nên uống thuốc Đông y thuốc sắc, cụ thể dùng thuốc Nam hoặc thuốc Bắc chữa sỏi thận được các nhà thuốc, lương y gia truyền uống theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc, kiêng cữ, uống đủ liệu trình sau đó tái khám kiểm tra lại. Có như vậy thì bệnh mới có chiều hướng tiến triển tích cực.

Để điều trị sỏi thận dứt điểm hiệu quả, bệnh nhân liên hệ Thuốc Nam Vũ Trọng để được tư vấn về phương pháp cũng như liệu trình điều trị bằng thuốc sắc uống Bát Tiên Trảm Thạch Tiêu Ban Sỏi.

Đánh giá bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.